Breaking News
Loading...
Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

Info Post
Người Việt có một sự yêu thích đến lạ đối với iPhone. Bây giờ ra đường, người người nhà nhà đều sở hữu iPhone. Cũng chính nhờ tâm lý này mà iPhone đắt như tôm tươi ngoài thị trường, hàng nguyên hộp có, hàng cũ xài rồi cũng có, ngay cả hàng hư đổi dựng lại cũng có nốt. Nếu mua hàng cũ mà không biết xem hàng, kiểm tra chất lượng thì bị lừa như chơi. Mọi người nên tham khảo cách phân biệt iPhone hàng dựng dưới đây để tránh mua lầm nhé!

1. Uy tín của người bán
Để yên tâm nhất khi mua và sử dụng điện thoại iPhone cũ, tốt nhất chúng ta nên tìm hiểu uy tín của người bán. Nếu người bán là một người rõ ráng và có uy tín, dù iPhone có trục trặc về sau cũng dễ kiếm người để đòi bồi thường và tìm cách xử lý nữa 
Bây giờ trên mạng có thiếu gì người bán, thế nhưng không phải ai cũng có tâm đâu!!!

2. Kiểm tra IMEI, số Serial
Cầm máy trên tay, điều đầu tiên bạn cần làm chính là kiểm tra IMEI máy có trùng với hộp hay không. Sau đó có thể mở web để tra thông tin số IMEI coi ngày kích hoạt, thời hạn bảo hành các thứ. iPhone cũ chắc không còn bảo hành nhưng dù sao kiểm tra cái này cho chắc mọi người nhé! Nếu là iPhone hàng dựng, bạn sẽ không tra được IMEI hoặc IMEI không trùng với vỏ hộp.

3. Kiểm tra ngoại hình máy

Dù được quảng cáo mới leng keng hay mới 99%, những chiếc điện thoại cũ luôn có những vết trầy xước nào đó, mọi người nên kiểm tra kỹ. Nhất là mấy chỗ chui sạc, chui tai nghe hay bị trầy kinh khủng nhưng không mấy ai để ý. 


4. Kiểm tra xem máy đã bung chưa

Mọi người xem chỗ 2 con ốc dưới máy để xem máy bung chưa, cái này chỉ mang tính chất tham khảo thôi nhé. Nếu 2 con ốc đã bị vặn nhìn biết ngay. Dùng ngón tay ấn 4 cạnh máy, nếu thấy máy có vẻ ọp ẹp thì có thể máy cũng đã được bung rồi. Bạn có thể yêu cầu người bán mở máy để kiểm tra main, tuy nhiên việc này đòi hỏi 1 kiến thức về máy móc nhất định. Bạn cũng có thể yêu cầu người bán đến các cửa hàng lớn uy tín nhờ họ kiểm tra main, thông thường những người bán iPhone cũ đều chấp nhận điều này.
Một cách khá tế nhị để xem một chiếc iphone đã bị bung hay chưa là phần lưng ốp máy và quan sát tem rất nhỏ màu đen gắn trên con vít bắt vào main. Nếu con tem còn nguyên thì máy chưa bị mở, và ngược lại.


5. Kiểm tra màn hình
Mình thấy trên forum mới có 1 bài rất hay về cách kiểm tra màn hình máy đây: Tất tần tật cách nhận biết iPhone đã thay màn hình

6. Kiểm tra iCloud

iCloud là "cơn ác mộng" của những người mua lẫn người bán iPhone cũ, thường xuất hiện trên những chiếc iPhone bị đánh cắp hoặc vì lý do nào đó người dùng trước chưa thoát iCloud. Bạn hãy yêu cầu người bán restore máy để mình đăng nhập iCloud thử. Nếu không được thì không mua. Chứ lỡ mua mấy cái máy bị dính iCloud thì nó thành cục gạch lúc nào chả ai biết đâu nhé!

7. Kiểm tra các tính năng cơ bản
Các tính năng ở đây bao gồm:
_Camera: trước sau
_Âm lượng, tai nghe
_Gọi điện, nhắn tin
_Wifi, 3G
...Nói chung thì ai cũng sẽ kiểm tra cái này đúng không nào!? 

8. Kiểm tra PinCái này khó kiểm tra trong 1 lúc được. Cần thời gian khoảng 1 ngày để theo dõi. Thường thì người bán sẽ bao test trong vòng 3-7 ngày. Mọi người có thể tận dụng nó để kiểm tra pin, đồng thời kiểm tra 1 lần nữa các tính năng khác để đưa ra quyết định mua.

Mọi người có còn bổ sung gì nữa không nhỉ, đó là kinh nghiệm của mình, hy vọng sẽ được mọi người góp ý xây dựng. Chúc mọi người chọn 1 chiếc điện thoại ưng ý nhé!


0 nhận xét:

Đăng nhận xét